Cốm Thanh Hương Thái Bình quê lúa

Cốm Thanh Hương nghe lạ lắm đúng không?

Những người yêu cốm sẽ quen với cái tên cốm Làng Vòng Hà Nội. Nhưng ai biết được, giờ còn đâu cốm làng Vòng nữa. Làng cốm lớn nhất Việt Nam còn tồn tại phát triển đến nay là làng cốm Thanh Hương Thái Bình.

Làng cốm Thanh Hương đã có vài trăm năm tuổi nhưng vẫn phải núp dưới bóng cốm Làng Vòng để tồn tại. Bà con e ngại nếu nói cốm Thanh Hương chả ai mua. Nhưng tôi lại tin rằng cốm Thanh Hương nên được sống với tinh thần của nó, loài cốm đến từ miền đất lúa.

Nhưng ai, bao giờ, và làm như thế nào để trả lại tên cho làng cốm Thanh Hương?

Cốm Thanh Hương có gì đặc biệt

Làng Thanh Hương, cốm được sản xuất quanh năm. Nhưng ngon nhất vẫn là những mẻ cốm vào dịp tháng 7- 10 âm lịch. Cốm lúc này làm từ lúa non, vẫn còn thơm nồng mùi sữa và đạt được độ dẻo hoàn hảo nhất.

Loại gạo được chọn làm cốm từ xưa đến nay là loại nếp cái hoa vàng thì mới đạt được độ dẻo và thơm. Thời gian thu hoạch lúa cũng phải căn chính xác không quá sớm cũng không quá muộn. Chỉ khi lúa uốn câu là đủ độ mẩy và ngon. Nếu gặt sớm quá thì lúa sẽ lép, gặt muộn quá cốm sẽ thành gạo. Đây chính tạo nên điều đặc biệt của cốm Thanh Hương Thái Bình.

Để tạo ra hạt cốm dẻo thơm

Sau khi chọn được nguyên liệu phù hợp để làm cốm thì các công đoạn chế biến tỉ mỉ sẽ quyết định tới chất lượng cốm được tạo ra.

Lúa sau khi thu hoạch về sẽ được rang trong chảo gang dưới lửa nhỏ, không giòn quá mà tróc vỏ trấu, dậy mùi thơm là bắc ra. Sau khi rang xong phải chuyển sang công đoạn giã ngay để đảm bảo độ giòn mà lại dẻo của hạt cốm. Đây cũng là giai đoạn làm sạch vỏ trấu ra khỏi hạt cốm. Người làm cốm phải nhanh tay thoăng thoắt sàng sẩy để làm sạch cốm.

Cốm xanh được tạo ra như thế nào?

Có hai loại, cốm mộc và cốm màu. Cốm mộc có màu trắng đục, còn để tạo nên loại cốm xanh thì cần thêm một công đoạn tạo màu cho cốm. Màu xanh được người nghề làm đậm thêm từ lá nếp, lá riềng, gừng hoặc lá cau. Những loại lá này được giã với nước rồi trộn ở giai đoạn rang thóc. Sau quá trình rang và giã màu xanh của lá cây sẽ thấm vào từng hạt cốm.

Cốm làng Vòng giờ chỉ còn là cái tên trong quá khứ. Sự công nghiệp hóa, sự xô bồ của cuộc sống khiến thức ăn nổi tiếng Hà Nội không còn nữa. Chỉ còn lại thức quà quê ở một làng quê Thái Bình vẫn tồn tại dưới cái tên của người khác bao lâu nay.

Mùi vị của quê lúa, nhưng lại không được tự hào mang mùi quê hương đến với mọi người. Vì bao lâu nay người ta muốn thưởng thức nó với một cái tên khác, muốn vương vấn nó để hoài niệm một hương vị xưa.

Cùng tìm hiểu thêm về ngôi làng này qua link sau https://www.youtube.com/watch?v=-M0BK4XCdvo

Đồng hành cùng Thái An food tìm về nguồn gốc của nông sản Việt trên http://thaianfood.com

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *